当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Từ thông tin và hình ảnh anh Đức cung cấp, UBND phường Lê Hồng Phong đã cử lực lượng xuống hiện trường phản ánh, xác minh thực tế. Qua đó, lực lượng chức năng đã phối hợp với người dân địa phương thực hiện việc trả lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ. Đồng thời, nhắc nhở người dân xung quanh không được để vật dụng bừa bãi dưới lòng đường, vỉa hè gây mất an toàn giao thông.
Không chỉ phản ánh của anh Đức, từ đầu năm đến nay, Trung tâm IOC tỉnh Bình Ðịnh đã tiếp nhận 339 phản ánh người dân gửi đến liên quan đến các lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường, Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Văn hoá - Thể thao. Trong đó, 108 phản ánh không được tiếp nhận vì thiếu thông tin về địa điểm, hình ảnh, clip bị trùng lặp; 208 phản ánh đã được cơ quan chức năng xử lý, trả lời. Các phản ánh còn lại đang được cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Sở TT&TT tỉnh Bình Định nhận định, từ những tiện ích dịch vụ mang lại trong thời gian quan đã giúp các cơ quan, đơn vị ở tỉnh Bình Định có thể giải quyết kịp thời các vấn đề bất cập của đô thị trên các lĩnh vực: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao, Y tế, Xây dựng, Giao thông vận tải, Du lịch, Tài nguyên - Môi trường…
Giám sát thông tin trên môi trường mạng
Ngoài dịch vụ phản ánh hiện trường, năm 2023, Trung tâm IOC tỉnh Bình Ðịnh cũng tiếp tục duy trì triển khai các dịch vụ cơ bản gồm: giám sát an toàn thông tin; giám sát an ninh trật tự của đô thị; giám sát thông tin trên môi trường mạng; giám sát, điều hành giao thông và 3 dịch vụ mở rộng là dashboard tổng hợp giám sát điều hành; hệ thống giám sát dịch vụ công; hệ thống thông tin kinh tế - xã hội.
Với dịch vụ giám sát, điều hành giao thông, tỉnh Bình Định đã lắp 51 camera tại 13 nút giao thông trên địa bàn TP Quy Nhơn để đo đếm lưu lượng, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như cổng cung cấp thông tin giao thông cho người dân. Trong năm 2023, cán bộ điều hành Trung tâm IOC đã trích xuất hình ảnh gửi đến Phòng CSGT Công an tỉnh để xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ trong năm 2023 (trong đó, ô tô: 875 trường hợp và mô tô: 700 trường hợp).
Hệ thống giám sát, điều hành giao thông đã mang lại hiệu quả nhất định, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng CSGT trong giám sát, xử lý vi phạm, nhất là trong tình hình trật tự an toàn giao thông ngày càng phức tạp như hiện nay.
Ngoài camera giám sát, điều hành giao thông, Trung tâm IOC tỉnh Bình Định còn lắp 56 camera theo dõi tại các toà nhà cao tầng, các nút giao thông, các vị trí trọng yếu.
Các camera này ứng dụng trí thuệ nhân tạo nhận diện khuôn mặt, cảnh báo đám đông để theo dõi tình hình an ninh trật tự đô thị, lũ lụt; thống kê số lượng các phương tiện ra vào cửa ngõ trên địa bàn tỉnh Bình Định, hiển thị lộ trình di chuyển của xe trên danh sách qua các vị trí, thời gian mà xe đi qua. Tính năng này đã giúp cơ quan chức năng xử lý nhanh chóng, kịp thời các trường hợp, tăng cường công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Trung tâm IOC Bình Định cũng giúp giám sát thông tin trên môi trường mạng. Qua đó, giúp nghiên cứu nhanh sự vụ, sự việc cần theo dõi; giám sát và theo dõi thông tin theo thời gian thực và cảnh báo thông tin nhạy cảm.
Ngoài ra, Trung tâm này cũng giám sát tình hình cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân trên toàn địa bàn; hệ thống thông tin kinh tế - xã hội cung cấp cho lãnh đạo các cấp chính quyền cái nhìn toàn diện các thông tin liên quan đến các lĩnh vực, đơn vị, địa phương trên phạm vi toàn tỉnh.
Tạo ra một cách thức xử lý vấn đề xã hội mới
Phó Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Minh Thảo đánh giá, Trung tâm IOC Bình Định đã tạo ra một cách thức xử lý vấn đề xã hội mới, giúp tiếp cận thông tin từ người dân nhanh hơn, các nội dung cần xử lý đi trực tiếp đến cơ quan, đơn vị, địa phương một cách chính xác.
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, Trung tâm IOC tỉnh Bình Định vẫn còn gặp những khó khăn, hạn chế. Cụ thể, công tác phối hợp xử lý thông tin phản ánh hiện trường của các cơ quan, đơn vị chức năng có lúc chưa kịp thời. Do thiếu nhân lực, thời gian đầu, trung tâm gặp khó khăn trong công tác phân loại phản ánh hiện trường của người dân theo lĩnh vực để chuyển các cơ quan chức năng trả lời theo thẩm quyền.
“Sở TT&TT tỉnh Bình Định tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh để xây dựng và ban hành quy trình phối hợp các hệ thống, tăng cường tuyên truyền hướng dẫn và đôn đốc để các địa phương xử lý kịp thời các phản ánh. Sở tiếp tục thực hiện vận hành hạ tầng công nghệ và các dịch vụ tại Trung tâm IOC nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả”, ông Nguyễn Minh Thảo nói.
Diễm Phúc
IOC Bình Định: Ứng dụng phản ánh hiện trường được sự tin tưởng của người dân
Ngay buổi sáng hôm đó, nhà trường có họp và quyết định xử lý kỷ luật đối với em Đ. A..
“Nhà trường cũng đã kiểm điểm và tạm đình chỉ học đối với em Đ.A. một tuần để giáo dục tại gia đình. Thế nhưng, sau đó, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A3 cũng thông báo em này đi xe máy bị ngã, gãy chân và gia đình đã xin cho em tạm nghỉ học 10 ngày”.
Nhà trường cũng đã thông báo vụ việc cho cơ quan công an địa phương để xử lý, điều tra, nhưng đến nay chưa có kết luận.
“Chúng tôi đã yêu cầu nhà trường phối hợp với công an xã để tìm hiểu rõ sự việc, đưa ra kết luận cuối cùng. Trước mắt, nhà trường cần tổ chức thăm hỏi, theo dõi sức khỏe của học sinh T.H. đang nằm viện. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tư tưởng cho gia đình 2 học sinh nói riêng cũng như phụ huynh, học sinh nhà trường nói chung. Chúng tôi cũng yêu cầu gia đình em Đ.A. có trách nhiệm cùng quan tâm, chăm sóc sức khỏe em T.H. trong thời gian này” - ông Ý cho biết.
Được biết cơ quan công an xã đã đến làm việc với nhà trường, trích xuất camera để xem xét về vụ việc.
Học sinh đánh bạn chấn thương sọ não, trường đã báo cáo thế nào?Về sự việc học sinh Trường THCS Hà Hồi bị bạn đánh gây chấn thương, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Thường Tín khẩn trương xác minh, xử lý sự việc đúng quy định." alt="Học sinh ở Hà Nội đánh bạn cùng trường chấn thương sọ não"/>Noam Shazeer tiếp tục làm việc tại Google. Ảnh: Washington Post.
Vào thời điểm các công ty công nghệ đang chi các khoản tiền khổng lồ để thuê những bộ óc giỏi nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, thỏa thuận mời lại Noam Shazeer của Google đã khiến nhiều đối thủ bất ngờ.
Là đồng tác giả của một bài báo nghiên cứu quan trọng đã thúc đẩy sự bùng nổ của AI, Shazeer từng nghỉ việc tại Google vào năm 2021 để thành lập công ty riêng sau khi gã khổng lồ tìm kiếm từ chối phát hành chatbot do ông phát triển.
Sau thời điểm nghỉ việc tại Google, Noam Shazeer đã thành lập Character.AI, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Tuy vậy, mọi việc không diễn ra suôn sẻ khi hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
Theo những người biết về thỏa thuận này, Google đã mua lại Character.AI với giá trị khoảng 2,7 tỷ USD. Lý do chính thức cho khoản thanh toán này nhằm cấp phép công nghệ của Character. Tuy nhiên, thỏa thuận cũng bao gồm một yếu tố quan trọng khác, đó là Shazeer đồng ý làm việc cho Google một lần nữa.
Tại Google, sự trở lại của Shazeeer được coi là lý do chính khiến công ty đồng ý trả khoản đầu tư 2,7 tỷ USD. Song, thỏa thuận này cũng đẩy Shazeeer vào một cuộc tranh luận ở Thung lũng Silicon.
Noam Shazeer (bên trái) đã hợp tác với Daniel De Freitas để xây dựng chatbot có tên Meena. Ảnh: Washington Post. |
Trong đó, các gã khổng lồ công nghệ đang đặt nghi vấn về việc chi tiêu quá mức trong cuộc đua phát triển AI.
“Noam rõ ràng là một người tuyệt vời trong lĩnh vực AI. Nhưng liệu anh ấy có giỏi hơn những người khác gấp 20 lần không”, Christopher Manning, giám đốc Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo Stanford cho biết.
Đây là một bước ngoặt đáng chú ý sau khi Shazeer công khai tuyên bố gã khổng lồ tìm kiếm đang quá mạo hiểm khi phát triển AI. Kỹ sư 48 tuổi này hiện là một trong 3 người dẫn đầu nỗ lực của Google nhằm xây dựng phiên bản tiếp theo của công cụ Gemini.
Ngoài ra, Shazeer cũng kiếm được hàng trăm triệu USD từ cổ phần của mình tại Character.AI như một phần trong thỏa thuận mua lại của Google. Khoản thanh toán này lớn bất thường đối với một người sáng lập không có dự định bán công ty hoặc đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán.
Vào năm 2017, Shazeer xuất bản một bài báo với 7 nhà nghiên cứu khác của Google có tên là “Attention is All You Need”. Trong đó, nhóm đã mô tả chi tiết về một hệ thống máy tính có thể dự đoán từ tiếp theo trong một chuỗi khi được con người nhắc nhở. Nó đã trở thành nền tảng của công nghệ AI sau đó.
Shazeer đã hợp tác với Daniel De Freitas, một đồng nghiệp tại Google để xây dựng chatbot có tên là Meena. Trong một bản ghi nhớ công khai, Shazeer dự đoán rằng nó có thể thay thế công cụ tìm kiếm của Google và tạo ra hàng nghìn tỷ USD doanh thu.
Tuy nhiên, các quản lý cấp cao của Google đã từ chối phát hành chatbot ra công chúng, với lý do lo ngại về tính an toàn và bảo mật.
Google tập trung phát triển Gemini để cạnh tranh với ChatGPT. Ảnh: Washington Post. |
Chỉ ngay một năm sau, OpenAI đã ra mắt ChatGPT, chứng minh nhu cầu của công chúng đối với các chatbot hỗ trợ AI. Tháng 3/2023, Character.AI đã huy động được 150 triệu USD trong một vòng đầu tư và được định giá ở mức 1 tỷ USD.
Giống như các công ty khởi nghiệp AI khác đang cố gắng cạnh tranh với những gã khổng lồ như OpenAI và Microsoft, Character.AI cũng phải vật lộn để trang trải chi phí cao trong việc phát triển công nghệ trước khi có nguồn doanh thu đủ tốt.
Về phần mình, Google không phải là gã khổng lồ công nghệ đầu tiên mua lại một công ty nhỏ nhằm tìm kiếm nhân sự tài năng. Microsoft và Amazon cũng thực hiện các thỏa thuận tương tự trong năm nay.
Sergey Brin, đồng sáng lập của Google, người đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận đưa Shazeer trở lại, đã phát biểu tại một hội nghị gần đây rằng công ty đã quá cẩn trọng trong việc triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện tại, Google đang gấp rút phát triển và ra mắt các công nghệ AI nhanh nhất có thể.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt="Google chi 3 tỷ USD để mời lại thiên tài AI"/>Nhận định, soi kèo Pafos vs PAC Omonia, 22h00 ngày 3/2: Tin vào cửa trên
VietNamNet xin thuật lại cuộc trao đổi này.
PGS Vũ Hải Quân: Chủ tịch nước có thể chia sẻ hành trình học tập và phấn đấu của mình, nhất là thời sinh viên cũng như những khoá học bồi dưỡng sau này Chủ tịch nước có dịp tham gia?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Tôi đã học ở Hà Nội và sau này về địa phương, là một trong những công chức đầu tiên của Việt Nam đi học ở ĐH Quốc gia Singapore trong nhiều tháng với nhiều kỷ niệm.
Những năm cuối 1980 đầu những năm 1990, tôi được Tỉnh uỷ của Quảng Nam - Đà Nẵng cử đi học ở ĐH Quốc gia Singapore, lần đầu tiên, tôi hiểu đầy đủ về trường đại học.
Khi làm Phó Thủ tướng, tôi được cử đi nghiên cứu ở Singapore với tư cách khách mời của ông Lý Quang Diệu. Như vậy, tôi đã học ở Singapore tới 2 lần. Sau này, tôi được cử đi học chương trình Fulbright khoá đầu tiên ở TP.HCM, rồi tiếp theo tôi học ở ĐH Harvard.
Tôi nói điều này để thấy việc chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung kiến thức, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, tôi mong mỏi các em sinh viên và kể cả các thầy giáo tiếp tục nghiên cứu bổ sung kiến thức trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, chứ không thể thoả mãn với cái đã có.
Hôm nay, các Bộ trưởng, từ Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đến Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Chí Dũng, Huỳnh Thành Đạt luôn luôn bổ sung kiến thức, những điều mới để thu hút và phát triển. Học sinh, sinh viên đặc biệt các thầy giáo cần bổ sung kiến thức mới để hoàn thiện mình, tiếp tục đóng góp cho đất nước. Chủ tịch nước cũng như các đồng chí, các bạn có mặt ở đây phải tiếp tục học hỏi, hoàn thiện mình trong bối cảnh mới, điều kiện mới của quốc tế và trong nước.
Chúng tôi sẽ làm hết sức mình trên cơ sở học tập, nghiên cứu, rèn luyện để cùng với các thành viên khác của Đảng và Nhà nước đóng góp xây dựng đất nước thân yêu của chúng ta.
PGS Vũ Hải Quân: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của trường đại học đối với đổi mới sáng tạo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có lộ trình đầu tư trung tâm đổi mới sáng tạo tại TP.HCM chưa, thưa ông?
Bộ trưởng kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng:Nghị quyết XIII của Đảng đã xác định đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo sự bứt phá thay đổi về năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế 10 năm tầm nhìn đến 2045, Đảng ta cũng tiếp tục khẳng định như vậy.
Trong quy hoạch phát triển tổng thể xã hội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 tiếp tục khẳng định vấn đề này, chọn một số địa bàn, một số địa phương, một số vùng miền có điều kiện tốt là các trung tâm công nghệ, trung tâm giáo dục đào tạo tốt để xây dựng thành các vùng động lực và các cực tăng trưởng… TP.HCM hiện nay đang nằm trong cực tăng trưởng này của vùng động lực cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vai trò của các trường đại học, trong đó vai trò của ĐH Quốc gia TP.HCM là vô cùng quan trọng vì làm 2 chức năng là cung cấp các nghiên cứu tinh hoa, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Đây là 2 yếu tố quan trọng cho đổi mới sáng tạo. Trong thực tế, các trường đại học sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ngược lại, đổi mới sáng tạo sẽ khơi dậy các nghiên cứu cũng như đào tạo của các trường đại học.
Vai trò của các trường đại học là vô cùng quan trọng để thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp cho đất nước phát triển nhanh, đạt được các mục tiêu rất cao. Đây là con đường duy nhất phải đi để tiến nhanh, tiến mạnh để đạt được mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Cách đây 4 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khởi xướng, phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, được Thủ tướng quyết định, để thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với chức năng xây dựng hệ sinh thái để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, kết nối các nguồn lực, xây dựng các thể chế, chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Hiện nay đang hợp tác với ĐH Quốc gia Hà nội xây dựng hệ thống AI và Robotic.
Bộ cũng mong muốn TP.HCM xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo. ĐH Quốc gia TP.HCM xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo để kết nối với các trung tâm ở trong nước cũng như quốc tế. Bộ sẽ hợp tác để hỗ trợ cho ĐH Quốc gia TP.HCM.
Về đầu tư cho ĐH Quốc gia TP HCM, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất quan tâm. Hiện chỉ vướng ở việc giải phóng mặt bằng, còn về nguồn lực được bố trí đầy đủ để xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu trở thành đại học hàng đầu của đất nước cũng như của khu vực.
PGS Vũ Hải Quân: Bộ Khoa học Công nghệ có chính sách gì để các trường đại học có thể đóng góp nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước?
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt: Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Công nghiệp hoá là sự đòi hỏi, sự chọn lựa của các quốc gia để thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Thực tế cho thấy tất cả các nước trong nhóm phát triển đều hoàn thành hoặc hoàn thành cơ bản công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước họ. Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Từ đổi mới đến nay, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước.
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự đóng góp quan trọng. Hiện nay, đội ngũ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chiếm số lượng lớn với 79.000 người. Chất lượng của đội ngũ này ngày càng nâng lên.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối với chặt chẽ với Bộ GD-ĐT để xây dựng Nghị định thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các trường đại học. Tới đây, hai Bộ sẽ bàn cơ chế để đầu tư trực tiếp các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng để trình Chính phủ cơ chế thành lập các doanh nghiệp, tạo điều kiện thương mại hoá, chuyển giao công nghệ.
Với các chương trình khoa học quốc gia, Bộ đang cơ cấu lại theo hướng thực hiện các nhiệm vụ gắn với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Việc cơ cấu đảm bảo công khai, minh bạch, chấp nhận rủi ro, chấp nhận độ trễ…
PGS Vũ Hải Quân: Chuyển đổi số đang là xu hướng của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tháng trước, khi làm việc với ĐH Quốc gia TP.HCM, ông có nói về thách thức lớn, nhiệm vụ lớn. Xin ông cho biết những thách thách thức lớn trong chuyển đổi số của quốc gia hiện nay là gì? Sinh viên, giáo viên có thể tham gia gì để giải quyết thách thức lớn, nhiệm vụ lớn?
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Chuyển đổi số giống như chúng ta di chuyển sang môi trường mới, ở đó chúng ta sống, làm việc, giải trí… nên nó là cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Đó cũng là thách thức lớn đối với nhân loại. Do vậy, việc đầu tiên là xây dựng thể chế số, văn hoá số, hạ tầng số…
Nhân lực số là câu chuyện lớn. Những quốc gia đã phát triển đặt mục tiêu đến năm 2030, nhân lực số (kỹ sư, chuyên gia số) chiếm 5% dân số. Việt Nam cần 5 triệu nhân lực nhưng hiện nay mới có 700 nghìn.
Bên cạnh đó, khi chuyển sang môi trường mới (môi trường số) cần kỹ năng mới. Các quốc gia đặt mục tiêu 80% dân số có kỹ năng số cơ bản.
Hai câu chuyện trên đặt lên vai trường đại học. Nhưng đại học truyền thống đã đạt tới giới hạn về năng lực có thể đào tạo sinh viên, cho nên lời giải là đại học số.
Hàn Quốc là quốc gia thành công về đại học số. Hiện nay, tỉ lệ sinh viên từ các đại học số của Hàn Quốc đạt tới trên 50%. Việt Nam đang có đề án đại học số nhưng cũng chỉ 50-50, nghĩa là 50% đại học truyền thống và 50% đại học số.
Với chuyển đổi số, đã chuyển thì phải chuyển 100%, chuyển 50% không mang lại hiệu quả. Đại học số là lời giải nhân lực cho chuyển đổi số, không chỉ chuyển đổi số ở Việt Nam mà còn tham gia trên toàn cầu. Các đại học cũng nên tham gia đào tạo kỹ năng số cho người dân chứ không chỉ riêng đào tạo nhân lực số.
GS Vũ Hải Quân: TP.HCM nhìn nhận về vai trò của các trường đại học trên địa bàn như thế nào và trong giai đoạn tới? Thành phố có chủ trương chính sách gì để đồng hành cùng các trường đại học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển của thành phố?
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi: TP.HCM là trung tâm, nơi tập trung của các trường đại học, là nơi tập trung đội ngũ trí thức các nhà khoa học rất lớn. Trong thời gian vừa qua, các đại học đã có đóng góp rất lớn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho TP.HCM mà cho cả nước.
Các đại học ở TP.HCM thực sự trở thành trung tâm nghiên cứu, chuyển giao trong ứng dụng khoa học công nghệ và đóng góp rất tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM, của các địa phương phía Nam và cả nước. Các đại học đã đề xuất các chiến lược, cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô, quản lý địa phương, quản lý ngành…. Việc này, TP.HCM được hưởng lợi rất nhiều.
Gần đây, các đại học ở TP.HCM đã trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… Việc này diễn ra rất mạnh mẽ, đi trước, dẫn đường, lan toả để thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
TP.HCM luôn xem các trường đại học trên địa bàn là một phần trong thực thể TP.HCM, dù thuộc bộ ngành nào. Vì vậy, thành phố luôn đồng hành cùng sự phát triển của các trường trong việc hỗ trợ đất đai, tài chính, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu, phát triển trong giai đoạn mới.
Thành phố cũng lồng ghép trong chương trình phát triển thành phố ở khía cạnh phát triển nhân lực, đặt hàng với các trường đại học để nghiên cứu ứng dụng giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của thành phố.
PGS Vũ Hải Quân: Ông có thể chia sẻ về chính sách chiến lược của ngành trong đào tạo, bồi dưỡng thế hệ sinh viên mới làm thế nào để đổi mới sáng tạo, có thể phát triển khoa học công nghệ có thể nói chuyện chuyển đổi số?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn:Việc đổi mới sáng tạo cùng với phát triển một nền kinh tế số, xã hội số, phát triển của công nghệ phải xuất phát từ các trường đại học. Bởi vì các trường đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng là nơi sáng tạo trí thức, phát triển công nghệ công nghiệp, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển khoa học công nghệ đất nước.
Bộ GD-ĐT xây dựng chính sách theo chủ trương của Chính phủ kiến tạo, Bộ kiến tạo, xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đẩy mạnh.
Bộ GD-ĐT đã xây dựng đề án, chương trình hỗ trợ các trường đại học. Bộ đang có các đề án cụ thể như tăng cường ứng dụng tin học và chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Một trong các đề án con đó là xây dựng thí điểm đại học số. Giáo dục đại học số, trong đó nhiều cơ sở giáo dục cùng tham gia, sinh viên có thể tham gia học một chương trình đào tạo do một trường hoặc do giảng viên nhiều trường cùng giảng dạy.
Cùng với các bộ ngành, Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng đề án về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ các ngành công nghệ cao. Đây là nguồn nhân lực trọng yếu để có thể phát triển nghiên cứu ứng dụng trong những ngành công nghệ then chốt của đất nước.
Đào tạo nhân lực, đổi mới sáng tạo hay chuyển đổi số trước hết cần phải đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngay chính trong các nhà trường. Phải bắt đầu từ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong dạy và học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong quản trị nhà trường…
Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM đặt câu hỏi với Chủ tịch nước và các Bộ trưởng
Khu đô thị Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai) vốn được biết tới là địa bàn có mật độ dân số cao nhất nhì Hà Nội. Hiện tại, khu đô thị này có khoảng 9.000 hộ nhưng chỉ có duy nhất một trường tiểu học.
Lượng học sinh lớp 1 của trường năm học 2018-2019 khá đông. Năm nay, trường đón tổng cộng 1.149 em học sinh, được chia thành 23 lớp. Như vậy, trung bình mỗi lớp có khoảng 50 học sinh. Tuy nhiên, sĩ số này so với một số trường ở quận Thanh Xuân, Cầu Giấy vẫn còn "dễ thở", vì có những lớp 1 sĩ số lên tới hơn 60 em.
Đây là đặc thù chung của các trường thuộc những địa bàn đông dân và có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. “Nhà trường phải rất cố gắng đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân sự để có thể đón học sinh lớp 1 vào trường”.
Ông Nguyễn Thế Hùng – Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Hoàng Liệt cho biết, hiện tại toàn phường Hoàng Liệt có 78 chung cư, trong đó có những tòa lên tới gần 1.000 hộ dân sinh sống. Số lượng trẻ đi học có thể sẽ tiếp tục tăng lên khi một số chung cư sắp hoàn thiện và đi vào sử dụng.Trong khi đó, cả phường chỉ có 2 trường là Trường Tiểu học Hoàng Liệt và Trường Tiểu học Chu Văn An.
“Để giải quyết bài toán trên, trường phải cho học sinh nghỉ học luân phiên do nhà trường không đủ phòng học. Tình trạng học này đã kéo dài nhiều năm nay” – ông Hùng cho biết.
Số học sinh lớp 1 tăng đột biến nên phòng học của trường không đáp ứng đủ 10 buổi/ tuần cho tất cả học sinh. Cũng giống như những năm trước, năm học 2018-2019 này, học sinh sẽ học 9 buổi/ tuần để nhường chỗ cho những học sinh khác đi học.
Học sinh của trường này phải nghỉ vào một số ngày trong tuần và có thể phải học bù vào thứ 7, Chủ nhật.
Chị Hoàng Thi Xuân (chung cư HH Linh Đàm, Hoàng Liệt) có con vào lớp 1 trường Tiểu học Chu Văn An lo lắng: “Nếu năm học này các con vẫn phải học luân phiên như những năm trước thì rất vất vả và bất tiện cho bố mẹ.Ví dụ ngày con được nghỉ học thì bố mẹ lại phải đi làm. Chưa kể lớp có sĩ số quá đông, cô giáo sẽ không sát sao đến từng học sinh”.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Thế Hùng cho biết, hiện tại quận cũng đang có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm 3 trường học nữa, trong đó có một trường Tiểu học, một trường Trung học cơ sở, một trường mầm non.
“Tuy nhiên sự gia tăng cơ học về dân số với tốc độ chóng mặt như hiện nay, nếu chỉ xây dựng thêm một trường Tiểu học vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của các hộ dân sinh sống trên địa bàn” – ông Hùng khẳng định.
Thúy Nga
Khi có những thông tin bất thường về thi THPT quốc gia ban đầu, đồng chí Trưởng phòng Khảo thí của Sở còn nói là “Em làm rất chặt chẽ, quân của em không thể nào làm bậy, làm sai được trong quá trình chấm”.
" alt="Ngôi trường tiểu học đông học sinh lớp 1 nhất nhì Hà Nội"/>Trước đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, điều tra vụ việc. Đồng thời, thăm hỏi động viên để nữ sinh này ổn định tinh thần học tập.
Theo xác minh ban đầu từ Công an TP Vũng Tàu, sự việc xảy ra vào khoảng 17h ngày 15/10, tại khu vực "lồng sắt" thuộc khu 5 tầng, phường 7, TP Vũng Tàu. Thời điểm này, em P.N.P.U. (SN 2007, học sinh lớp 10 tại một trường tư thục ở TP Vũng Tàu), cùng 4 người khác đến khu vực "lồng sắt" trên để gặp T.T.V. (SN 2007, trú phường 7, TP. Vũng Tàu), Thuý An cùng nhóm bạn quen biết ngoài xã hội khoảng 4-5 người (chưa rõ tên tuổi, địa chỉ) của An, để giải quyết mâu thuẫn.
Tại đây, hai bên xảy ra cãi nhau, V. đi ra phía sau lưng U. cầm nón bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu U. và dùng chân đá vào người U. gây thương tích.
Như tin đã đưa, trưa ngày 24/10 trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài hơn 30 giây ghi lại cảnh một nữ sinh bị đánh hội đồng dã man bằng mũ bảo hiểm. Theo đoạn clip, có 8 người (gồm 3 nam, 5 nữ) đứng vây em U., sau đó 2 bạn nữ lao vào dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào vùng đầu nạn nhân, một số người còn lại đứng nhìn và quay clip.
Vụ việc dừng lại khi có một người đàn ông đi xe đạp chứng kiến đã chạy đến căn ngăn, tuy nhiên nhóm trên vẫn hùng hổ tiếp tục dùng mũ bảo hiểm đánh, đá và kéo lê nữ sinh.
Ngày 24/10, trao đổi với PV VietNamNet, ông Phan Hoàng Nhật (cha của nữ sinh P.N.P.U.) cho biết, ông vẫn chưa hết bức xúc trước việc con mình bị đánh dã man, vào ngày nghỉ cuối tuần trong lúc đi chơi thể thao cùng bạn.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã đưa em U. đi băng bó vết thương, kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Vũng Tàu và đến Công an phường 7 để trình báo sự việc, đề nghị công an vào cuộc điều tra, làm rõ hành vi côn đồ của nhóm trên.
Theo ông Nhật, nguyên nhân ban đầu được xác định là mâu thuẫn lời qua tiếng lại trên mạng xã hội giữa em U. và một nữ sinh đang học tại trường THPT trên địa bàn. Sau khi đánh, một người trong nhóm trên còn nhắn tin thách thức, đe dọa em U. và gửi clip đã đánh em cho gia đình.
Quang Hưng
Công an Vũng Tàu điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị đánh dã man bằng mũ bảo hiểm